Cùng đi vòng quanh thế giới để khám phá những hình ảnh lạ lùng, kỳ quặc... nhé. Để xem có những chuyện gì mà chúng ta chưa biết nào!
Mỗi tuần Thầy sẽ mang đến cho các em những hình ảnh, câu chuyện thú vị và kỳ lạ nhất của thế giới xung quanh, để chúng ta có một cái nhìn thật rộng về cuộc sống nhé!
Bị sói liếm - Răng mọc ra ngoài
Một con voi bị xe lửa cán ở Ấn Độ
CHÓ DẠO PHỐ
Vòi phun nước hình đôi môi
Xăm hình rắn như thật
Người da đỏ đi học
Những chú chó nằm trên cỏ
Em cún bị mắc kẹt
Khỉ cũng biết lái xe
chú chó đỏm quá
KÌ LẠ QUÁ
CÂU CHUYỆN SỐ 1
Bao đời nay, bí ẩn về những ngọn đèn ngàn năm không tắt được tìm thấy trong những ngôi đền, mộ cổ tại nhiều quốc gia vẫn là ẩn số khó giải với toàn nhân loại. |
Dân đào trộm mộ xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Chúng dùng “trăm phương ngàn kế” để đột nhập vào mộ cổ và trộm cắp vàng bạc châu báu đã được chôn giấu suốt hàng ngàn năm.
Những ngôi mộ cổ luôn cách biệt với thế giới bên ngoài, vì vậy, dù trải qua nhiều thế kỷ, những báu vật ấy vẫn được bảo quản khá tốt.
Lũ trộm thường cho rằng, ở nơi quanh năm không thấy ánh mặt trời ấy thường rất tối tăm, giơ tay trước mặt cũng chẳng thể trông rõ năm ngón ngắn dài. Nhưng thực tế không hoàn toàn như những gì chúng nghĩ.
Theo một số ghi chép còn lại tới ngày nay, bên trên vòm của một số ngôi mộ cổ xuất hiện những ngọn đèn rọi ánh sáng mờ ảo xuống lòng mộ. Chính điều ấy đã khiến đám trộm mộ nhiều phen ngỡ ngàng, kinh ngạc.
Vào năm 527,
Chiếc chụp này dường như được thiết kế để chắn gió. Theo văn khắc được phát hiện vào thời điểm ấy, ngọn đèn đã được thắp từ năm 27, đồng nghĩa với việc, nó đã bền bỉ "sống" suốt 500 năm! Nhưng thật đáng tiếc vì đám binh sĩ đã làm hỏng ngọn đèn, khiến hậu thế không thể lý giải nguyên lý hoạt động kỳ diệu của nó.
Một nhà sử học Hy Lạp cũng đã ghi chép về ngọn đèn thần luôn thắp sáng trên cửa đền thờ thần mặt trời tại Ai Cập. Ngọn đèn này không dùng bất cứ nhiên liệu gì nhưng vẫn chiếu sáng trong vài thế kỷ.
Theo miêu tả của nhà thần học người La Mã Saint Augustin, tại ngôi đền
Vào năm 1400, người ta lại phát hiện bên trong mộ phần của Pallas - con trai vua Evandra thời La Mã cổ đại tồn tại một ngọn đèn cháy sáng trong hơn 2.000 năm. Gió và nước không thể dập tắt ánh sáng vĩnh cửu của nó. Có lẽ, cách duy nhất để phá hủy ngọn đèn chính là trút sạch thứ chất lỏng đặc biệt có trong nó.
Tới năm 1534, đội quân của vua Henry VIII xông vào giáo đường Anh, giải tán các đoàn thể tôn giáo và khai quật rất nhiều ngôi mộ. Khi đào bới mộ phần của cha hoàng đế La Mã Constantin tại
Đó chỉ là một vài trong số rất nhiều những ngọn đèn ngàn năm không tắt được phát hiện. Các ghi chép cho thấy, khắp các nơi trên thế giới đều có hiện tượng kỳ bí này, điển hình là tại những quốc gia, khu vực có các nền văn minh cổ xưa như Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập... Ngay cả
Chúng được tìm thấy trong cổ mộ và các đền thờ trên khắp thế giới. Điều đó cho thấy, ngọn đèn ngàn năm không tắt là “sản phẩm” sáng tạo tuyệt vời của người dân ở nhiều quốc gia, khu vực, chứ không riêng gì những mảnh đất vốn được mệnh danh là huyền bí như La Mã, Ai Cập...
Vì sao những ngọn đèn bí ẩn ấy không được bảo quản và gìn giữ cho tới ngày nay? Phải chăng người xưa chưa đủ quan tâm tới những phát hiện "để đời" của mình?
Theo các ghi chép, trên thực tế, người cổ đại đã bảo quản những ngọn đèn này, nhưng lạ lùng thay, ít lâu sau khi được tìm ra, chúng nhanh chóng bị phá hủy bởi cách này hoặc cách khác.
Vào giữa thế kỷ 17, tại vùng
Nhưng điều khiến người lính Thụy Sĩ kinh ngạc là trong ngôi mộ cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài ấy tồn tại một ngọn đèn đang cháy sáng và được bảo vệ bởi một chụp đèn bằng thủy tinh. Anh ta đã đem tặng cây đèn cho tu viện.
Các tu sĩ tại đây cũng ngạc nhiên chẳng kém khi đón nhận nó. Ít nhất ngọn đèn bí ẩn ấy đã cháy sáng suốt cả ngàn năm. Họ gìn giữ, bảo quản nó như gìn giữ một báu vật. Đáng tiếc thay, vài tháng sau đó, một vị tu sĩ vì không cẩn thận đã làm vỡ cây đèn.
Lại có câu chuyện thú vị khác được cho là đã xảy ra tại Anh. Sau khi một ngôi mộ đầy bí ẩn được khai quật, người ta phát hiện ra rằng, trên nóc mộ có treo một ngọn đèn soi sáng cả không gian.
Khi người khai quật tiến về phía trước, một phần nền bỗng dưng rung lắc theo bước chân anh ta rồi đột nhiên, bức tượng mặc áo giáp bắt đầu di chuyển. Pho tượng di chuyển tới gần chỗ ngọn đèn và dùng vũ khí trong tay đập vỡ nó.
Tại Trung Quốc cũng có những ghi chép về hiện tượng này. Sử ký chép rằng, trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có bố trí loại đèn thắp sáng cực "dai sức".
Người Trung Quốc vốn có truyền thống đối đãi với người chết như người sống. Các bậc đế vương rất coi trọng lăng mộ của mình. Họ xem đó là nơi cư trú của linh hồn khi đã “nhắm mắt xuôi tay” và hy vọng lăng mộ sẽ được trang hoàng bởi những ngọn đèn cháy sáng bền bỉ giống như những gì đã có trong chốn hoàng cung.
Một ngọn đèn như vậy thường có kết cấu hai tầng, khoang chứa bên trong đổ đầy dầu thắp, bấc đèn được ngâm trong dấm, tầng ngoài chứa nước, có tác dụng làm mát dầu.
Đây là một phát minh vĩ đại, bởi lượng dầu thắp tiêu hao nhanh không phải vì bị đốt cháy nhiều, mà chủ yếu là do gặp nhiệt và bay hơi. Ngoài ra, bấc đèn được ngâm trong giấm cũng có thể duy trì mức nhiệt thấp, nước bao bên ngoài giúp dầu không tăng nhiệt.
Trong quá trình khai quật di tích Định Lăng thuộc Bắc Kinh, người ta cũng phát hiện thấy trong chính điện của lăng mộ này có một chiếc vại lớn bằng sứ men xanh đựng đầy dầu thắp và một chiếc bấc đèn.
Nhưng ít lâu sau khi lăng mộ được bịt kín, ngọn đèn này đã tắt lụi, bởi lăng mộ quá kín mít làm thiếu đi lượng không khí cần thiết để duy trì ngọn lửa của đèn…
Sau nhiều năm, bí ẩn về những ngọn đèn không tắt chưa hề được giải mã. Hậu thế vẫn miệt mài tìm kiếm lời giải cho những câu hỏi hãy còn bỏ ngỏ: “Liệu những ngọn đèn kia có phải là minh chứng rõ rệt cho trình độ khoa học kỹ thuật cực cao của người xưa?” và “Tổ tiên chúng ta đã phát minh ra chúng như thế nào?”...
Một vấn đề khác cũng được giới chuyên môn hết sức quan tâm, đó là, phải chăng người cổ đại đã rất thành thạo trong kỹ thuật chế tạo ra những ngọn đèn ngàn năm không tắt? Sự thực không hẳn là vậy, bởi mộ của dân thường thời đó không có thứ này, ngoại trừ mộ thất của những nhà giả kim, cho dù họ không thuộc tầng lớp giàu sang phú quý trong xã hội.
Vào năm 1610, người ta đã khai quật ngôi mộ của một nhà giả kim có tên là Los Cruz sau khi ông này qua đời được 120 năm. Trong mộ cũng có một ngọn đèn kỳ bí như vậy. Do đó, người ta ngờ rằng, chính những nhà giả kim và thợ đúc kim loại thời xưa là những người nắm rõ kỹ thuật chế tạo loại đèn ngàn năm không tắt này. Lẽ nào thứ ánh sáng huyền bí và "sống" cực bền bỉ ấy thực sự có mối tương liên với kim loại?
Một số người cho rằng, những ghi chép của các nước đủ để khẳng định sự tồn tại của những ngọn đèn ngàn năm không tắt, hoặc chí ít cũng là ngọn đèn có thời gian thắp sáng rất dài. Chỉ có điều, công nghệ để tạo nên chúng giờ đã thất truyền, khiến con người của xã hội hiện đại không thể lý giải về chúng.
Một quan điểm khác lại cho rằng, tuy có nhiều ghi chép, nhưng trên thực tế, con người chưa tận mắt trông thấy ngọn đèn kỳ lạ này. Thêm nữa, năng lượng để đèn thắp sáng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm cũng trái ngược hoàn toàn với Định luật bảo toàn năng lượng được nhân loại công nhận.
Vì vậy, những ngọn đèn vĩnh cửu thực chất chỉ là sản phẩm thêu dệt, tưởng tượng của con người chứ không hề có thật. Lại thêm ý kiến rằng, có lẽ đây chỉ là kiểu đùa thông minh của người cổ đại...
Theo Kienthuc
CÂU CHUYỆN SỐ 2
Nàng đã ngủ yên hơn 2.000 năm. Nhưng lạ lùng thay, kinh qua từng ấy thời gian, gương mặt, làn da, mái tóc người đẹp vẫn còn nguyên vẹn. Xác ướp “mỹ nhân” nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc ấy ẩn giấu bí mật gì? |
Triển lãm “Tinh hoa văn vật mô cổ Mã Vương Đôi triều Hán” được tổ chức vào ngày 28/4/2011. Triển lãm này do Viện bảo tàng Sơn Tây và Bảo tàng tỉnh Hồ
Vào năm 1972 của thế kỷ trước, xác ướp lạ lùng này được phát hiện tại ngoại thành thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. “Mỹ nhân” trong mộ còn khá nguyên vẹn sau bao năm. Bà được xác định là Tân Truy phu nhân, mất khi mới 50 tuổi và là vơ của một vị quan triều Hán ở Trường Sa từ hơn 2.000 năm trước.
Điều khiến giới khảo cổ kinh ngạc hơn cả chính là vẻ sinh động được biểu hiện trên gương mặt lẫn thân thể của xác ướp này. Các nét trên khuôn mặt bà gồm mắt, mũi, miệng vẫn vô cùng rõ, tóc mịn bóng, da mềm ẩm, tứ chi có tính đàn hồi, thậm chí khớp bốn chi còn cử động được.
Sau khi tiến hành giải phẫu, giới chuyên môn cũng tiết lộ, cơ quan nội tạng của “mỹ nhân” này còn khá hoàn chỉnh. Có tới hơn 100 hạt dưa “hiện diện” trong dạ dày và ruột non của xác ướp.Nguyên nhân cái chết lẫn phương pháp ướp xác là những dấu hỏi lớn với các nhà khoa học. Được biết, thi thể Tân Truy phu nhân khi mất được bọc bởi hơn 20 lớp vải lụa, được ngâm trong thuốc “trường sinh bất lão” và đặt trong bốn chiếc quan tài. Có tới 5 tấn than bao xung quanh và mộ thất này chôn sâu dưới hơn 15m đất.
Giáo sư, tiến sĩ La Học Cảng - Chủ nhiệm Trung tâm bảo vệ văn vật cổ khu mộ Mã Vương Đôi triều Hán, thuộc Đại học Trung Nam, cho biết, chất dung dịch màu đỏ được tìm thấy trong quan tài Tân Truy phu nhân là hỗn hợp gồm nhiều chất, như: thạch tín, chu sa, thủy ngân…Thậm chí, nhiều vị thuốc bắc cũng được tìm thấy trong quan tài. Chính những thứ này được ngâm cùng nhau đã tạo nên dung dịch có sắc đỏ đậm như vậy. Giới khoa học tin rằng, dung dịch này đã làm cho thi thể của Tân Truy không bị phân hủy, thối rữa hơn 2.000 năm qua. Nó vừa có tác dụng diệt khuẩn, vừa bảo quản thi thể rất tốt.
Theo giáo sư La, sự nguyên vẹn hơn 2.000 năm của xác ướp Tân Truy “mang đầy tính ngẫu nhiên”. Ngoài những phương pháp chống rữa, môi trường khô ráo, có lợi cho việc bảo tồn thi thể, quan tài được bịt kín, ngăn vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào trong cũng là những nguyên nhân giúp thi thể “mỹ nhân” vẫn còn nguyên vẹn. Hơn nữa, khu mộ Mã Vương Đôi cũng chưa từng bị trộm. Nói cách khác, chính điều kiện địa chất lẫn yếu tố con người đã làm nên điều kỳ diệu ấy.
Để giúp hậu thế nhận ra vẻ đẹp của người phụ nữ bí ẩn này, các nhà khoa học đã tiến hành phục dựng hình ảnh lúc sinh thời của bà. Quả thực, theo những hình ảnh mà giới chuyên môn phục chế, “Tân Truy phu nhân” xứng đáng là một mỹ nhân Hán triều.
CÂU CHUYỆN SỐ 3
Nước biển chuyển thành màu đỏ như máu...tại bãi biển |
Mới đây, khách du lịch tại bãi biển Bondi (Sydney, Úc) đã được chiêm ngưỡng một hiện tượng kỳ lạ khi nước biển bỗng dưng chuyển từ màu xanh thành màu đỏ như máu.Tình trạng bất thường này đã buộc ban quản lý bãi biển Bondi phải tạm thời đóng cửa. Tuy nhiên bất chấp những lời cảnh báo, một số người vẫn mạo hiểm bơi xuống nước.
CÂU CHUYỆN SỐ 4
Ly kỳ chuyện phong thủy của bạo chúa Tần Thủy Hoàng |
- Là Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, nhiều người nói rằng, ngoài tài năng và sự tàn bạo sở dĩ Tần Thủy Hoàng có thể thống nhất được Trung Quốc là nhờ bố cục phong thủy đắc địa của kinh đô Hàm Dương. Thế nhưng, thành bởi phong thủy, bại cũng bởi phong thủy. Chẳng bao lâu sau khi thực hiện cuộc trấn áp khí thiên tử ở Nam Kinh, Tần Thủy Hoàng đột ngột lâm bệnh nặng rồi chết. Ba năm sau đó, đế quốc Đại Tần mà ông ta khổ công xây dựng đã bị thiêu rụi…
Thống nhất thiên hạ nhờ phong thủy
Trong con mắt của các nhà phong thủy, Tần Thủy Hoàng sở dĩ thành đại nghiệp, tiêu diệt lục quốc, thống nhất Trung Quốc, trở thành Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc là nhờ địa thế lý tưởng của sông núi mà nước Tần chiếm giữ.
Kinh đô Hàm Dương của nước Tần nằm ở phía Nam của núi Cửu Trọng, phía Bắc của dòng Vị Thủy, cả núi lẫn sông đều vượng dương khí, vì vậy nơi đây mới có tên là Hàm Dương. Nếu như nói rằng, nước Tần có được vùng Quan Trung như hổ mọc thêm cánh thì có thể nói Hàm Dương chính là cái vuốt sắc nhọn và lợi hại nhất của con hổ ấy. Thậm chí, có người nói rằng, không có sự phù trợ của kinh đô Hàm Dương, sự nghiệp thống nhất thiên hạ của Tần Thủy Hoàng chưa chắc đã hoàn thành dễ dàng như vậy.
Nằm dưới chân ngọn núi Cửu Trọng tráng lệ và hùng vĩ, bình nguyên Tần Xuyên dài 800 dặm mênh mang, lúc ẩn, lúc hiện. Thành cổ Hàm Dương nằm ngay trong lòng của bình nguyên Tần Xuyên rộng lớn ấy. Vùng đất này có sản vật phong phú, đất đai màu mỡ, là nơi phát tích ra 12 vương triều Chu, Tần, Hán, Tùy, Đường,… Có thể nói, Hàm Dương hoàn toàn không hổ danh là nơi đất tổ của “long mạch”.
Các nhà phong thủy cho rằng, một trong những nguyên tắc cơ bản trong phong thủy là “y sơn, bàng thủy” (dựa vào núi và gần sông, biển). Núi giống như xương sống của đất và là kho thiên nhiên của con người. Còn sông, hồ, biển cả là suối nguồn sự sống của con người. Không có nước, con người không thể nào tồn tại được.
Trên bình nguyên Tần Xuyên rộng lớn, có một dòng sông Vị Hà chảy xuôi xuống phía Nam, tạo nên sự phong phú cho long mạch vùng đất Hàm Dương. Sông Vị Hà là nhánh lớn nhất của dòng Hoàng Hà, con sông lớn nhất Trung Quốc. Chính vì vậy, có thể nói sự giàu có của Hàm Dương nhờ một phần rất lớn vào dòng sông này.
Truyền thuyết kể rằng, vào ngày lập xuân, Tần Vương Doanh Chính muốn làm lễ tế trời bên dòng sông Vị Hà. Khi đoàn người náo nhiệt kéo tới chỗ được lựa chọn làm lễ tế thì phát hiện trong dòng nước chảy của sông Vị Hà phát ra những âm thanh lạ kỳ, trong khi mặt nước vẫn tĩnh lặng, không hề xảy ra điều gì bất thường.
Sau khi đại lễ bắt đầu thì bỗng nhiên mây đen từ đâu kéo về che kín bầu trời. Khi mọi người còn đang hoảng hốt không hiểu lý do thì dòng Vị Hà sóng nổi cuồn cuộn, những ngọn sóng cao ngất tới tấp đánh vào bờ. Đoàn người tế lễ triều Tần vội vàng xông tới bảo vệ cho Tần Vương. Đúng lúc đó, đột nhiên từ dưới dòng nước bay vụt lên một con rồng màu xanh khiến bọt nước bay đầy trời. Tần Vương Doanh Chính đứng sững người, bình tĩnh quan sát tất cả sự việc đang xảy ra trước mắt mình.
Con rồng xanh sau khi xuất hiện, bay vòng quanh trên bầu trời ba vòng rồi hướng về phía Tần Vương Doanh Chính gật đầu ba cái. Sau đó, còn rồng lại một lần nữa bay vút lên trời cao rồi lao xuống dòng nước sông biến mất. Một lúc sau, dòng sông Vị Hà trở lại vẻ tĩnh lặng ban đầu. Từ đó về sau, sông Vị Hà được Tần Vương Doanh Chính gọi là Thánh Thủy (Sông Thánh).
Nhờ có được sự giúp đỡ của thần sông Vị Hà nên sau khi thành đại nghiệp, thống nhất Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng tự coi mình thuộc về “thủy đức”. Căn cứ theo quan niệm Âm dương Ngũ hành thì nhà Chu thuộc “hỏa đức”, nhà Tần thay thế nhà
Trong Ngũ hành, thủy đức ứng với màu đen, vì vậy, nhà Tần rất chuộng màu đen, từ quần áo tới cờ quạt, tất thảy đều có màu đen. Con số biểu tượng của thủy là số 6, vì vậy, tất cả đều lấy con số 6 làm chuẩn. Chẳng hạn như ấn tín, mũ quan đều dài và cao 6 tấc, xe rộng 6 thước (khoảng 1,8 mét), xe ngựa dùng 6 ngựa và cứ 6 thước thì tính là một bộ… Trong những ghi chép của triều đại nhà Tần, ở đâu cũng có thể thấy được dấu vết của “thủy đức”.
“Y sơn, bàng thủy” không chỉ là tiêu chuẩn lựa chọn của phong thủy, mà về mặt quân sự cũng phát huy những ý nghĩa quan trọng. Từ khi trở thành một chư hầu hùng cứ một phương, nhà Tần đã rất nhiều lần dời đô và gần như tất cả các lần dời đô ấy đều có liên quan tới phong thủy. Chẳng hạn, ban đầu nhà Tần lấy vùng Tần Ninh (nay là huyện Hoa, Thiểm Tây) làm trung tâm chính trị là do Tần Ninh có núi Phượng Hoàng che chở, Bắc có sông Vị Thủy, Tây
Tiếp đó, nước Tần lại chuyển kinh đô về Ung Thành. Nguyên nhân cũng là vì Ung Thành phía Đông giáp sông Hoành Thủy, phía Tây dựa vào ngọn Linh Sơn, phía Nam giáp Hãn Hà, phía Bắc thì có ngọn Quân Pha. Về mặt quân sự, phía
Lần này là tới Lịch Dương. Phía Bắc của Lịch Dương là giáp với ngoại tộc, phía Đông thông với ba nước Tam tấn là Hàn – Ngụy – Triệu. Có thể thấy rằng, mỗi lần dời đô, nước Tần đều chú ý chọn được vị trí có ưu thế nhất về mặt quân sự, từ đó mở rộng bản đồ lãnh thổ của mình.
Tới thời Tần Thủy Hoàng, vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc này quyết định định đô ở Hàm Dương vẫn là vì nguyên nhân “dựa núi, gần sông biển”, tiến thoái đều dễ dàng, nhờ vậy cuối cùng đã thành được đại nghiệp thống nhất Trung Quốc. Theo đó, có thể thấy rằng vị trí địa lý và hoàn cảnh có vai trò thế nào đối với sự phát triển của một vương quốc.
Có thể nói rằng, nhờ vào vị trí phong thủy cực kỳ đắc địa của Hàm Dương mà Tần Vương Doanh Chính mới có thể đánh bại 6 nước chư hầu, biến nước Tần từ một chư hầu trở thành một vương triều và bản thân mình thì trở thành vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử.
Trấn áp khí thiên tử ở Nam Kinh
Sau khi giành được thiên hạ, thống nhất đất nước, do không muốn có kẻ nhòm ngó thiên hạ do mình khổ công giành được, Tần Thủy Hoàng đã thực hiện chuyến Đông du để trấn áp “khí thiên tử” ở vùng Đông Nam. Đó là chuyện xảy ra vào năm Tần Thủy Hoàng thứ 37, tức năm 210, cũng là năm Tần Thủy Hoàng mắc bệnh và qua đời.
Theo ghi chép của sử sách thì vào năm này, Tần Thủy Hoàng đã thực hiện một chuyến Đông du về phía Đông Nam, xuất phát từ Tây An vào tháng 10, tới tháng 11 thì tới Vân Mộng rồi lên thuyền xuôi dòng sông đi xuống phía Nam. Khi Tần Thủy Hoàng đi tới vùng phụ cận Nam Kinh thì lên bờ ở bến Giang Thừa, vào trong thị trấn rồi tới Tiểu Đan Dương. Tiếp đó, theo đường thủy Thái Hồ đi tiếp xuống phía Nam, tới vùng Chiết Giang thì dừng lại.
Trên đường quay về, Tần Thủy Hoàng cũng qua sông ở đoạn Giang Thừa. Do chuyến Đông du của Tần Thủy Hoàng, Nam Kinh đã xuất hiện tuyến đường cao tốc đầu tiên, gọi là “Tần Hoàng trì đạo”. Vào thời bấy giờ, loại đường này gọi là quốc đạo, chỉ dùng cho hoàng gia. Đường này làm rộng và thoáng, cưỡi ngựa có thể chạy rất thoải mái và nhanh, do vậy mới có tên là “trì đạo” (trì nghĩa là cưỡi, phi ngựa).
Vì sao Tần Thủy Hoàng lại chọn tuyến đường này để thực hiện chuyến Đông du của mình? Theo sách “Dư địa chí” ghi chép, thì mục đích chủ yếu của Tần Thủy Hoàng là nhằm trấn áp “khí thiên tử” ở vùng Đông Nam. Chuyện kể rằng, trước đó, một thuật sỹ nói với Tần Thủy Hoàng rằng “Giang Đông (vùng Nam Kinh) có khí thiên tử”.
Vì vậy, Tần Thủy Hoàng mới quyết định lấy thực hiện chuyến Đông du, lấy chính bản thân mình ra để trấn áp khí thiên tử này. Sách “Cảnh Định kiện khang chí” cũng có chép, khi Tần Thủy Hoàng vượt sông, thuật sỹ nọ lại đoán khí, nói một cách chi tiết về thời gian và địa điểm của luồng khí thiên tử nọ với Tần Thủy Hoàng: “500 năm sau, Kim Lăng sẽ có thiên tử khí”.
Ý nghĩa của câu nói này chính là sau 500 năm nữa, tại Nam Kinh sẽ sản sinh ra một vương triều mới. Theo truyền thuyết thì thuật sỹ nọ chính là Từ Phúc, người một năm trước đó đã theo lệnh của Tần Thủy Hoàng đi ra biển Đông cầu thuốc trường sinh bất lão. Từ Phúc cũng là ngự y của Tần Thủy Hoàng, vốn là người cảng Liên Vân, tỉnh Giang Tô ngày nay.
Tần Thủy Hoàng nghe thấy Từ Phúc nói như vậy thì thấy thất vọng vô cùng. Ông ta tự gọi mình là Thủy Hoàng (Hoàng đế đầu tiên) và mong muốn con cháu mình sẽ tiếp nối mình đến hàng vạn đời. Nay, theo lời của Từ Phúc thì sự thống trị của triều Tần cùng lắm cũng chỉ kéo dài được 500 năm. Như vậy là quá ngắn ngủi.
Vì thế, Tần Thủy Hoàng quyết định dừng chân tại Nam Kinh. Đây là lý do mà sử sách ghi chép về hành trình Đông du của Tần Thủy Hoàng đều có đoạn Tần Thủy Hoàng tới vùng phụ cận Nam Kinh thì dừng thuyền và lên bờ. Mục đích của Tần Thủy Hoàng là thay đổi phong thủy của đất Kim Lăng để trấn áp “khí thiên tử”, không cho phép mảnh đất này có thể sản sinh ra một vương triều mới thay thế triều Tần.
Người Trung Quốc xưa quan niệm, muốn thay đổi địa vị, phong thủy của một vùng đất, có ba cách. Một là thay đổi dòng chảy của sông, hai là trấn khí ở những ngọn núi lớn, ba là đổi tên để làm thấp danh vọng của nó. Tần Thủy Hoàng vì muốn trấn áp triệt để khí thiên tử ở Nam Kinh nên thực hiện cùng lúc cả ba biện pháp trên.
Hành động đầu tiên của Tần Thủy Hoàng là thay đổi dòng chảy của dòng sông Tần Hoài. Sông Tần Hoài vốn có tên ban đầu là “Tàng Long Phố”, là một dòng sông đóng vai trò quan trọng trong giao thông đường thủy của Nam Kinh. Đây chính là con sông đã sản sinh ra nền văn minh lục triều và văn hóa đế vương ở mảnh đất Nam Kinh. Đồng thời, đây cũng là con sông “tiết khí”. Vào năm Minh Đế thứ 2 nhà Đông Tấn, khi Thẩm Sung, Tô Tuấn làm loạn, đã có hơn 3.000 người nhảy xuống sông Tần Hoài tự sát.
Đầu nguồn của sông Tần Hoài bắt nguồn từ hai nơi. Phía Đông bắt nguồn từ Mao Sơn còn phía Tây thì bắt nguồn từ Lô Sơn. Khi hai nhánh này chảy tới núi Phương Sơn thuộc địa phận Giang Ninh thì hợp làm một. Theo truyền thuyết thì con sông này vốn không chảy qua Nam Kinh, tuy nhiên Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh cho quân lính đào khoét núi Phương Sơn để con sông này chảy lên hướng Bắc, đi xuyên qua thành Nam Kinh, từ đó tạo nên sự xung đột và đẩy toàn bộ vương khí tồn tại ở Nam Kinh ra ngoài.
Vì vậy, người ta nói rằng, sở dĩ dòng sông Tần Hoài ngày nay chảy lên hướng Bắc và qua Nam Kinh là do Tần Thủy Hoàng thay đổi dòng chảy nhằm trấn áp vương khí của Nam Kinh. Con sông “Tàng Long” này cũng vì thế mà bắt đầu có tên là Tần Hoài.
Một điều khiến nhiều người thắc mắc là vì sao thuật sỹ của Tần Thủy Hoàng lại lựa chọn Phương Sơn mà không phải là một ngọn núi nào khác. Điều này cũng có liên quan tới phong thủy. Phương Sơn còn gọi là núi Thiên Ấn, là một ngọn núi lớn ở ngoại thành phía
Vì vậy, xung quanh bốn phía của ngọn núi này đều được người ta lựa chọn làm nơi chôn cất của dòng họ mình. Ngọn núi này có dạng hình vuông, đứng thẳng, đỉnh khá bằng phẳng, vì vậy mới có tên là Phương Sơn (núi vuông). Ngoài ra, vì bốn phía đều vuông vắn, giống như một chiếc ngọc tỉ bằng đá tự nhiên nên người ta mới gọi nó là Thiên Ấn Sơn. Ngọc tỉ là ấn tín của Hoàng đế. Cách gọi này hình thành kể từ thời nhà Tần trở đi, và chỉ có ấn tín của Hoàng đế mới được gọi là ngọc tỉ, giống như cách Hoàng đế tự xưng mình là “trẫm”, chỉ duy nhất Hoàng đế được sử dụng.
Ngọn Phương Sơn còn có một “long nhãn” chính là con suối Bát Quái trên ngọn núi này. Con suối này không bị ảnh hưởng bởi sự hạn hán của thời tiết, lúc nào cũng có nước chảy. Điều kỳ lạ chính là, toàn bộ đất ở Phương Sơn đều có màu đen, chỉ có duy nhất đất ở xung quanh chân núi là có màu đỏ rực rỡ. Vì vậy, người ta mới gọi đất ở xung quanh ngọn núi này là “mực đóng dấu”.
Ngày nay, những người tới Phương Sơn đều có thể nghe một truyền thuyết rất phổ biến như sau: Một ngày, Ngọc Hoàng Thượng Đế lấy chiếc ấn vàng của mình ra chơi, không may lỡ tay đánh rơi xuống hạ giới.
Chiến ấn vàng rơi đúng vào vị trí của núi Phương Sơn ngày nay, hóa thành một ngọn núi. Do vậy, ngọn núi này mới có hình dạng vuông vắn đặc biệt như vậy. Sau đó, Ngọc Hoàng phái hai vị Điện tiền thị vệ là Thanh Long và Hoàng Hổ xuống trần gian để bảo vệ ngọn núi này. Đây là lý do vì sao ở phía Đông và phía Tây Phương Sơn có hai ngọn núi tên là Thanh Long và Hoàng Hổ. Chính vì vậy, xét từ góc độ nào, Phương Sơn cũng là một ngọn núi thiêng.
Theo những câu chuyện dân gian còn lưu lại, sau khi “đuổi” vương khí ra khỏi Nam Kinh bằng cách thay đổi dòng Tần Hoài, Tần Thủy Hoàng vẫn sợ như vậy chưa triệt hết nguồn khí thiên tử nên đã dùng roi thần tự tay mình đánh thẳng vào ngọn núi này để trấn áp khí thiêng. Đây là chiêu thứ hai trong việc trấn áp khí thiên tử của Tần Thủy Hoàng. Ban đầu, Tần Thủy Hoàng định dùng “roi thần” chặt đứt phần chân núi.
Tuy nhiên, roi quất xuống không đủ mạnh nên chân núi không đứt mà chỉ làm đứt phần sườn núi. Nửa phần trên bay về hướng Đông
Còn nhiều phần nhỏ hơn, bay ra xa khoảng 10 dặm, hình thành Thổ Sơn, Trúc Sơn, Đại Sơn,… Đòn trấn áp của Tần Thủy Hoàng cũng khiến hai ngọn núi Thanh Long và Hoàng Hổ hợp làm một, tiến sát lại núi Phương Sơn. Tần Thủy Hoàng thấy vậy, dùng roi thần đánh tiếp khiến hình thành Bán Biên Sơn.
“Long nhãn” cũng bị Tần Thủy Hoàng làm cho “bị thương”, không ngừng chảy “nước mắt”. Đây chính là suối nước nóng Thang Sơn mà sau này Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh rất thích tới để tắm khi chính quyền Quốc Dân Đảng còn đóng ở Nam Kinh.
Điều đương nhiên, đây chỉ là câu chuyện được lưu truyền trong dân gian. Còn địa hình của Phương Sơn và những ngọn núi xung quanh là do kết quả vận động địa chất hàng trăm, hàng ngàn năm. Làm sao một người trần mắt thịt như Tần Thủy Hoàng lại có thể dùng roi mà sắp xếp được. Tuy nhiên, truyền thuyết này cho người ta thấy rằng, vào thời bấy giờ, chắc chắn Tần Thủy Hoàng đã tìm mọi cách để trấn áp “khí thiên tử” ở ngọn Phương Sơn này.
Chiêu thứ ba của Tần Thủy Hoàng để trấn áp khí thiên tử nơi đây chính là thay đổi tên gọi để hạ thấp uy vọng của mảnh đất này. Trong quan niệm phong thủy truyền thống của Trung Quốc, tên gọi có một vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, sau khi đã “chặt đứt” khí thiên tử của Nam Kinh, để trừ hậu hoạ một cách vĩnh viễn và cũng là để người ta quên hẳn mảnh đất này, Tần Vương đã quyết định đổi tên Kim Lăng thành Mạt Lăng.
Mạt Lăng có ý nghĩa gì? Đây có thể nói là cái tên không hay ho nhất trong lịch sử của Kim Lăng và Nam Kinh ngày nay. Người Trung Quốc có thành ngữ nói rằng “Mạt mã lệ binh”, nghĩa là trước khi chiến tranh, cho ngựa ăn no, mài sắc binh khí. Mạt Lăng, trong mắt của Tần Thủy Hoàng, chỉ là nơi mà ông ta cho ngựa ăn. Chiêu này của Tần Thủy Hoàng cực kỳ thâm hiểm. Sau khi con người đã tàn phá, làm hỏng toàn bộ thiên tử khí của mảnh đất này thì biến nó thành nơi để gia súc sinh sống.
Cho tới tận ngày nay, dải đất Giang Tô vẫn còn giữ tập quán nuôi ngựa. Sau khi gian thần thời Nam Tống là Tần Cối chết, nơi đây cũng bị dân chúng biến thành nơi nuôi ngựa để xỉ nhục họ Tần. Sau khi đổi tên, Tần Thủy Hoàng nhập Mạt Lăng vào Chương quận. Đến thời Tây Hán, Mạt Lăng mới được tách ra thành một quận riêng. Tới năm 128 trước Công nguyên, Hán Vũ Đế trao Mạt Lăng cho con trai là Giang Đô Vương gọi là Mạt Lăng Hầu.
Tuy nhiên, có lẽ việc trấn khí thiên tử của Tần Thủy Hoàng đã không đạt được mục đích như mong muốn, thậm chí còn quay lại phản tác dụng với chính bản thân ông ta. Sau khi dùng đủ chiêu trò trấn áp khí thiên tử của Nam Kinh, cũng trong chuyến Đông du lần đó, Tần Thủy Hoàng đột nhiên lâm bệnh nặng rồi qua đời. Tệ hơn nữa, sau đó chỉ vỏn vẹn 3 năm, triều Tần do ông ta lao tâm khổ tứ gây dựng đã bị đánh đổ.
Điều quan trọng là, mặc dù Tần Thủy Hoàng tìm mọi cách để trấn áp, song khí thiên tử của Nam Kinh dường như không hề bị tiêu diệt. Tới thời kỳ nhà Hán, đã có đạo sỹ nói: “Vùng Giang Đông có khí thiên tử”. Quả nhiên, chưa tới 500 năm sau đó, từ Nam Kinh đã xuất hiện vị Hoàng đế đầu tiên. Đó là chuyện xảy ra vào năm 229 khi Tôn Quyền xưng đế tại Vũ Xương, không lâu sau đó thì dời đô về Nam Kinh.
Sau đó, khi con cháu Tư Mã Ý đánh bại Thục, Ngô, thống nhất Trung Quốc, thành lập nhà Tây Tấn được 50 năm thì bị diệt vong. Hoàng thất triều Tây Tấn là Tư Mã Duệ tới Nam Kinh thì phát hiện ở ngọn Tưởng Sơn ngoại thành phía Đông có mây tím xuất hiện. Một đạo sỹ nói, đây chính là “khí thiên tử của Giang Đông”.
Duệ mừng lắm, bèn dừng lại ở Nam Kinh rồi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra triều Đông Tấn, kéo dài hơn trăm năm tại đây. Cũng bắt đầu từ đây, Nam Kinh trở thành mảnh đất đế kinh được nhiều triều đại lựa chọn làm trung tâm chính trị của quốc gia mình. Cho tới thời hiện đại, chính quyền Dân quốc cũng lựa chọn Nam Kinh làm thủ đô. Tuy nhiên, người ta nói rằng, dù không cắt đứt được khí thiên tử, nhưng những chiêu trấn áp của Tần Thủy Hoàng cũng khiến mảnh đất Nam Kinh mắc phải lời nguyền, tất cả những triều đại đóng đô trên mảnh đất này đều không tồn tại được lâu, thậm chí bị tiêu diệt rất nhanh và cực kỳ thảm khốc.
CÂU CHUYỆN SỐ 5
BÍ ẨN PHONG THỦY MỘ VÕ TẮC THIÊN |
Trong lịch sử gần 3.000 năm của lịch sử phong kiến Trung Quốc, Võ Tắc Thiên là một người phụ nữ cực kỳ đặc biệt. Trở thành Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất được sử sách công nhận, những gì Võ Tắc Thiên đã làm thực sự là một đòn đau giáng vào cái thể chế phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ cố hữu ở xứ sở hàng tỷ dân. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của Võ Tắc Thiên đối với Trung Quốc không chỉ là khi bà còn sống.
Nhiều người tin rằng, ngay cả khi đã chết, Võ Tắc Thiên vẫn có những ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh quốc gia. Chẳng nói đâu xa, nhiều người tin rằng ngay Càn Lăng - nơi Võ Tắc Thiên lựa chọn làm nơi chôn cất của mình - cũng đã hàm chứa không ít những bí mật…
1. Tháng 2 năm 705, Võ hậu ốm nặng không còn lo việc triều chính được nữa. Nhân cơ hội đó, tể tướng Trương Giản Tri dẫn đầu các quan văn võ trong triều, thực hiện cuộc chính biến, xông vào hậu cung, bắt giết hai anh em Trương Xương Tông - những kẻ đang được Võ hậu vô cùng sủng ái - rồi buộc Võ hậu phải hạ chiếu nhường ngôi lại cho Thái tử Lý Hiển. Lý Hiển lên ngôi một lần nữa, sử gọi là Đường Trung Tông, Võ hậu lui xuống làm Thái thượng hoàng rồi qua đời vào tháng 11 năm đó.
Võ Tắc Thiên
Khi lâm chung, Võ hậu yêu cầu Lý Hiển dùng thụy hiệu cho bà là Hoàng hậu chứ không phải Hoàng đế, do vậy bà không có miếu hiệu như những vị Hoàng đế khác. Võ hậu cũng yêu cầu chôn mình ở Càn Lăng cùng với chồng mình là Đường Cao Tông Lý Trị, đồng thời dựng trên mộ bà một tấm bia trống (gọi là Vô tự bia) với ý rằng, công tội của bà sẽ do đời sau phán xét.
Cho tới nay, người ta vẫn chưa thể lý giải vì sao một người phụ nữ đầy tham vọng như Võ Tắc Thiên - người đã dám phá bỏ cả một vương triều lừng lẫy, tự lập nên vương triều của dòng họ mình - đến phút cuối cùng lại quay về thân phận một người vợ, yêu cầu “hợp táng” cùng chồng là Cao Tông. Tuy nhiên, các nhà phong thủy thì tin rằng, một trong những nguyên nhân khiến Võ Tắc Thiên lựa chọn Càn Lăng làm nơi chôn cất của mình chính là vì địa thế phong thủy cực kỳ đắc địa của khu lăng mộ này.
Càn Lăng được xây dựng trên đỉnh núi Lương Sơn, nằm cách huyện thành Thiên Càn 6km về phía Bắc. Nơi đây cách Tây An - kinh đô thời Đường - khoảng 160 dặm, tạo thành thế hô ứng với các dãy núi Cửu Tông, Kim Túc, Ta Nga, Nghiêu Sơn… Khác với vị trí Chiêu Lăng do chính Lý Thế Dân - ông vua nổi tiếng triều Đường - tự lựa chọn, người ta nói rằng, vị trí của Càn Lăng được lựa chọn một cách cực kỳ chuyên nghiệp. Người lựa chọn vị trí xây dựng Càn Lăng chính là Thái sử lệnh Lý Thuần Phong - vị quan chịu trách nhiệm về âm dương và thiên văn của triều đại nhà Đường.
Thời nhà Đường, nhân tài rất nhiều, trong xã hội hay chốn cung đình đều không thiếu vắng những người tài năng. Lý Thuần Phong là một trong những nhân tài loại đó. Sử chép, họ Lý là một trong những nhà thiên văn và số học cổ đại có tiếng của Trung Quốc. Ông ta cũng là người để lại không ít những tác phẩm mà ngày nay giới nghiên cứu phong thủy và thiên văn cổ đại Trung Quốc coi là sách giáo khoa gối đầu giường. Cùng thời với Lý Thuần Phong lúc bấy giờ còn có một người khác tài danh không kém, gọi là Viên Thiên Canh. Giống như họ Lý, họ Viên là một tay cao thủ về việc âm dương bói toán.
Viên chính là người đã giúp Lý Thế Dân lựa chọn vị trí xây dựng Chiêu Lăng. Người đương thời tin rằng Viên là một “thần nhân”, bởi lẽ gần như không có việc gì Viên dự đoán mà xảy ra sai lệch. Nói theo lối hiện đại, vào thời bấy giờ, Lý Thuần Phong và Viên Thiên Canh được coi là những đại trí thức, những nhân vật quyền uy bậc nhất về học thuật trong triều Đường.
Lý Trị vốn là con trai thứ 9 của Lý Thế Dân, do Hoàng hậu Trưởng Tôn sinh ra. Năm 649, khi Lý Thừa Càn bị phế, Lý Trị lên ngôi, trở thành Đường Cao Tông Hoàng đế. Sau khi lên ngôi không lâu, theo thông lệ cũ của nhà Đường, Lý Trị phái Lý Thuần Phong và Viên Thiên Canh thay mình đi tìm một nơi đất tốt để xây dựng mộ phần.
Theo những gì sử sách còn ghi lại thì họ Viên và họ Lý đã đi tới không ít nơi song vẫn chưa tìm được vị trí ưng ý. Mãi tới một hôm, sau khi Viên Thiên Canh tới Quan Trung, quan sát thiên tượng vào giờ Tý, mới phát hiện trên dãy núi xuất hiện một luồng khí màu tím xông thẳng lên sao Bắc Đẩu. Khí màu tím xuất hiện trong quan niệm phong thủy chính là điềm lành. Lần theo luồng khí màu tím này, Viên Thiên Canh đã tìm được vị trí xây dựng Càn Lăng ngày nay. Lúc bấy giờ, để đánh dấu, Viên Thiên Canh đã chôn xuống dưới đất một đồng tiền bằng đồng.
Càn Lăng
Một điều trùng hợp là sau đó, Lý Thuần Phong cũng tìm tới nơi đây. Tuy nhiên, khác với Viên Thiên Canh, họ Lý lựa chọn Lương Sơn do những phân tích kỹ càng về địa thế phong thủy của ngọn núi này. Sau khi nghiên cứu địa thế ngọn Lương Sơn, Lý Thuần Phong phát hiện ra rằng, hai đỉnh phía Đông và Tây của Lương Sơn nằm ở thế đối diện nhau, vì vậy nếu nhìn từ xa thì ngọn Lương Sơn trông giống như cặp vú của người phụ nữ.
Nếu nhìn rộng hơn nữa thì toàn bộ khu vực Lương Sơn giống như một người phụ nữ quý tộc đang say giấc nồng. Sau khi dùng các mảnh đá sắp xếp thành sơ đồ bát quái để tính toán, Lý Thuần Phong cũng xác định vị trí đặt lăng mộ ngay đúng chỗ mà Viên Thiên Canh đã lựa chọn.
Sau khi nhận được tin báo của họ Lý và họ Viên, Lý Trị lập tức cử người cậu của mình là Trưởng Tôn Vô Kỵ tới xem xét một lần nữa rồi mới đưa ra quyết định. Sử chép, khi tới nơi, Trưởng Tôn Vô Kỵ không khỏi kinh ngạc khi đầu của cây cọc sắt mà Lý Thuần Phong đóng xuống đất để đánh dấu chọc đúng vào ô vuông bên trong có đồng tiền mà Viên Thiên Canh đã chôn.
2. Do Lương Sơn - nơi xây dựng Càn Lăng - có địa thế rất giống với bộ ngực của người phụ nữ nên người dân địa phương nơi đây còn gọi núi Lương Sơn là Nãi Đầu Sơn. Ngọn núi này nhìn gần thì rất kỳ vĩ nhưng nhìn xa lại rất thấp. Viên Thiên Canh cho rằng, nơi đây âm khí nặng hơn, vì vậy nếu như không tính toán cẩn thận thì long mạch nhà họ Lý sẽ bị một người phụ nữ làm cho tổn hại.
Lý do mà Viên Thiên Canh đưa ra dường như rất hợp lý. Ngọn Lương Sơn nằm ở phía Tây của núi Cửu Tông, trong khi đó, long mạch của nhà Đường thì nằm ở phía Đông Cửu Tông. Vì vậy, Viên cho rằng, Chiêu Lăng - nơi chôn cất Lý Thế Dân - chính là phần đầu của long mạch triều Đường. Theo quan niệm truyền thống về phong thủy thì vị trí xây dựng lăng mộ cho Lý Trị phải nằm dưới phần “đầu rồng” này. Như vậy, vị trí mộ lý tưởng nhất phải thuộc các dãy núi Kim Túc, Ta Nga, Nghiêu Sơn… Tuy nhiên, nay lại có một người phụ nữ ngồi ở trên đầu của những người đàn ông dòng họ Lý.
Xét về địa thế thì cả hai mặt Lương Sơn đều có nước vây quanh, là nơi tàng phong tụ khí, đích thực là một vị trí đắc địa về phong thủy. Các nhà phong thủy đương thời đều thừa nhận điều này. Người ta nói rằng, dãy Lương Sơn vốn là phần “dư âm” của long mạch từ thời Chu, vì vậy những người dân bình thường chọn đất này làm nơi mai táng thì có thể đảm bảo ba đời giàu sang, phú quý. Tuy nhiên, đối với triều đại nhà Đường, ba đời e là quá ngắn ngủi. Hơn nữa, đại thế phong thủy của Lương Sơn lại không hô ứng với phong thủy của Chiêu Lăng vốn đã được Lý Thế Dân lựa chọn. Sự không hô ứng này khiến vương khí bị đứt đoạn, e là chỉ sau ba đời sẽ bị cản trở.
Trưởng Tôn Vô Kỵ và Lý Thuần Phong đều nói đây là mảnh đất tốt, ngàn năm có một, trong khi đó Viên Thiên Canh thì lại kiên quyết khẳng định rằng nơi này không thích hợp. Đứng trước hai ý kiến hoàn toàn trái ngược, Lý Trị lúc bấy giờ cũng không biết quyết định ra sao. Khi đó, Võ Tắc Thiên mới là Chiêu nghi, nghe được chuyện này mừng lắm. Viên Thiên Canh từng dự đoán rằng, triều đại nhà Đường sẽ bị một người phụ nữ họ Võ xâm phạm.
Lý Thế Dân cũng vì lý do này mà giết không ít người họ Võ. Hơn nữa, khi trước, họ Viên khi xem tướng mạo của Võ Tắc Thiên đã nói rằng: “Nếu như không phải là nữ giới thì nhất định sẽ là chủ thiên hạ”. Như vậy, địa thế phong thủy của Lương Sơn chẳng phải là ứng với những gì Viên Thiên Canh đã dự đoán hay sao? Nghĩ vậy, Võ Tắc Thiên đã tìm mọi cách khuyên Lý Trị không nên do dự, nghe theo lời của cậu là Trưởng Tôn Vô Kỵ.
Lý Trị vốn là người nhu nhược nên chẳng mấy chốc đã bị Võ Tắc Thiên thuyết phục, việc lựa chọn vị trí xây dựng Càn Lăng được quyết định. Người ta nói rằng, Viên Thiên Canh sau khi biết chuyện đã thở dài mà than rằng: “Người thay nhà Đường không ai khác chính là Võ Chiêu nghi”. Lời nói của Viên sau này quả nhiên ứng nghiệm.
Mặc dù không nghe theo lời của Viên Thiên Canh, tuy nhiên những ý kiến của một bậc “đại sư” như Viên cũng khiến Trưởng Tôn Vô Kỵ và Lý Trị cảm thấy lo lắng. Vì vậy, sau khi lăng mộ được xây xong, Lý Trị muốn tìm một cái tên thật cẩn thận để lấy lại cân bằng với những khuyết điểm trong địa thế phong thủy của lăng mộ. Lúc bấy giờ, có vị đại thần kiến nghị đặt tên lăng là “Thừa Lăng”, lấy ý kế thừa long mạch của Chiêu Lăng. Tuy nhiên, Trưởng Tôn Vô Kỵ lại căn cứ theo vị trí của Lương Sơn là nằm về phía Tây Bắc, theo Dịch lý thì nó thuộc cung Càn, vì vậy kiến nghị đặt tên là Càn Lăng.
Viên Thiên Canh chẳng nói là Lương Sơn âm khí quá nặng hay sao? Như vậy, đặt tên là Càn Lăng càng hợp lý vì Càn chính là thuộc dương, ở trên, Khôn ở dưới, thuộc âm, cả hai kết hợp lại là “Âm dương tương hợp định càn khôn”. Lý Trị nghe Trưởng Tôn Vô Kỵ giải thích vô cùng xuôi tai, vì vậy quyết định đặt tên lăng là Càn Lăng.
Tuy nhiên, việc đặt một cái tên đầy “dương khí” cho lăng mộ cũng không giúp Lý Trị và triều đại nhà Đường thoát khỏi “lời nguyền”. Đúng như dự đoán, sau khi Lý Trị qua đời, Võ Tắc Thiên bắt đầu từng bước thâu tóm quyền lực trong triều đình.
Tới tháng 9 năm 690, Võ Tắc Thiên chính thức lên ngôi Hoàng đế, trở thành Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Trung Quốc. Các nhà phong thủy cho rằng, chính địa thế phong thủy của Càn Lăng đã giúp Võ Tắc Thiên làm nên sự nghiệp lẫy lừng như vậy và chính vì thế nên đến cuối đời, Võ Tắc Thiên đã quyết định được chôn cất tại Càn Lăng chứ không phải vì muốn hợp táng với Đường Cao Tông Lý Trị.
CÂU CHUYỆN SỐ 6
Thất bại của Hitler và bí ẩn phong thủy của Moscow |
Được xây dựng bên bờ sông Moskva và nằm giữa hai hai lưu vực sông Volga và Oka, một nguồn nước phong phú trở thành đặc điểm nổi bật nhất trong địa thế phong thủy của Moscow. Các nhà phong thủy cho rằng, chính nhờ những con “thủy long” bao bọc mà thủ đô của nước Nga đã tạo nên những kỳ tích, chiến thắng những kẻ thù hung bạo nhất mọi thời đại trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”…
Thất bại ở
Ngày 21/71940, Hitler giao cho Bộ tổng chỉ huy lục quân Đức soạn thảo kế hoạch tấn công Liên Xô lấy tên là “Kế hoạch Otto”. Trong những chỉ thị sau đó, Hitler quyết định đổi tên cho cuộc tấn công có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh Đế chế thứ ba thành “Kế hoạch Barbarossa”, theo biệt hiệu của Hoàng đế La Mã Thần thánh Friedrich I ở thế kỉ 12.
Kế hoạch này dự định khởi sự ngày 15 tháng 6 năm 1941, tấn công và đánh chiếm Liên Xô (chủ yếu là phần lãnh thổ thuộc châu Âu) trong một thời gian ngắn ngay trước khi kết thúc chiến tranh với Anh.
Ý đồ chiến lược của kế hoạch này là dùng ba đòn vu hồi liên tiếp chia cắt chính diện mặt trận Xô-Đức, hợp vây các lực lượng chủ yếu của quân Nga trên các vùng Pribaltic, Belorussia, Ukraina và miền Tây nước Nga (vùng phụ cận Smolensk). Trọng tâm tác chiến là sử dụng các tập đoàn quân xe tăng thực hiện những đòn đột kích sâu ở phía Bắc và phía Nam khu vực đầm lầy Pripiat (khu tiếp giáp giữa Belorussia và Ukraina), tiêu diệt những cánh quân đã bị chia cắt trước khi tiến chiếm Moskva, Leningrad, vùng công nghiệp Donbass cũng như vùng đồng bằng trung và hạ lưu sông Volga.
Để có thể giành được một chiến thắng chớp nhoáng, quân Đức buộc phải nhanh chóng hủy diệt Hồng quân Liên Xô trong những chuỗi tấn công và hợp vây trên. Vì vậy, khác với cuộc tấn công của quân Pháp dưới sự lãnh đạo của đại đế Napoleon, mục tiêu chính yếu trước mắt của kế hoạch Barbarossa chính là Hồng quân Liên Xô và sau đó mới là đánh chiếm những vùng đất đai quan trọng hay đạt được những thắng lợi về chính trị. Bản thân Hitler đã nói rằng, so với việc tiêu diệt Hồng quân thì “đánh chiếm
Sau một loạt thắng lợi trong giai đoạn đầu của “Kế hoạch Barbarossa”, ngày 30/9/1941, Hitler chính thức phê chuẩn chiến dịch “Typhoon” (Bão táp) tấn công
Chỉ trong tuần lễ đầu tiên, quân Đức đã hoàn tất hai trận vây hãm lớn tại Briansk và Vyazma, bắt giữ thêm 600.000 tù binh Liên Xô, tạo một lỗ hổng lớn trước thủ đô Liên Xô, nhưng do những trận mưa mùa thu khiến đà tiến của Đức bị chậm lại. Thống kê sau 2 tuần, quân Đức bắt được 650.000 tù binh, phá hủy 5.000 pháo và 1.200 xe tăng và thiết giáp của quân đội Liên Xô.
Tới đầu tháng 11/1941, sau khi chọc thủng các phòng tuyến của quân Liên Xô, 6 tập đoàn quân Đức đã áp sát Moscow từ các hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam. Ngày 27/11, tại kênh đào Yakhroma, lính Đức đã có thể nhìn thấy những tòa tháp của nhà thờ Ivan Velikii trong khu vực điện Kremlin qua ống nhòm. Nhưng đây là vị trí gần
Đầu tháng 12/1941, một số đơn vị lính Đức lâm vào thế "chết đứng" do thiết giáp không thể vận hành dưới cái lạnh khủng khiếp. Ngày 4/12, tập đoàn quân xe tăng 2 của tướng Guderian phải dừng lại khi nhiệt độ là -35 độ, hôm sau nhiệt độ xuống thêm 2 độ nữa và xe tăng hầu như bất động trong khi quân đội Liên Xô liên tục phản kích từ khắp các phía.
Từ những ngày cuối năm 1941 tới những ngày đầu năm 1942, quân đội Liên Xô mở một đợt tấn công tổng lực vào quân đội đức đang bị vây khốn bởi cái lạnh giá của mùa đông Moscow. Bộ Tổng chỉ huy Đức hoàn toàn không ngờ chuyện đó có thể xảy ra. Tiến sát
Nhiều người nói rằng, quân Đức không chiếm được
Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức Franz Halder cũng từng nói, khi bắt đầu chiến dịch, quân Đức cho rằng Liên Xô chỉ có 200 sư đoàn, sau đó phát hiện ra rằng họ có tới 360 sư đoàn, tuy nhiên trước khi áp sát tới Moscow, họ đã tiêu diệt rất nhiều binh lực của Liên Xô, vì vậy, quân Đức cho rằng, một khi họ tiến đánh Moscow sẽ không gặp phải bất cứ sự kháng cự nào.
Tuy nhiên, Hitler đã đánh giá thấp về sức mạnh mà vị trí địa lý mang lại cho
Rất nhiều các sử gia cho rằng, nếu như Hitler không quá coi thường khả năng chống trả của
Biểu tượng thần bí
Chữ Vạn, có phiên âm tiếng Phạn là Swastika (卐), một biểu tượng đã được sử dụng tại nhiều nền văn minh khác nhau từ thời cổ đại, sau đó, được một số tôn giáo sử dụng làm biểu tượng của mình, trong đó nổi tiếng nhất là Phật giáo. Chữ Vạn có hai cách viết, một cách viết xoay về bên phải, một cách viết xoay về bên trái. Phật giáo lấy chữ Vạn xoay về bên phải làm chuẩn, biểu tượng cho sự tốt lành. Bản thân nghĩa của từ Swastika trong tiếng Phạn cũng đã mang nghĩa của sự tốt lành, trong đó “su” có nghĩa là “tốt đẹp”, “asti” có nghĩa là “trở nên/là” và “ka” đóng vai trò hậu tố.
Tuy nhiên, ngày nay, chữ Vạn thường khiến người ta liên tưởng tới Hitler và Đảng Quốc xã ở Đức bởi lẽ, ông trùm phát xít đã sử dụng biểu tượng này để vẽ lên lá cờ của mình. Trên lá cờ của Đảng Quốc xã Đức, Hitler đã sử dụng nền màu đỏ với một hình tròn trắng ở giữa, bên trong hình tròn màu trắng này chính là một chữ Vạn màu đen được xoay nghiêng một góc 45. Lá cờ kỳ quái của phát xít Đức cùng với những tội ác mà chúng gây ra khiến người ta còn ám ảnh mãi với biểu tượng vốn mang ý nghĩa tốt lành này.
Trên thực tế, chữ Vạn mà Hitler sử dụng trong để vẽ nên lá cờ của mình hoàn toàn không có liên quan gì tới chữ Vạn trong Phật giáo. Khi thiết kế xong lá cờ này, Hitler rất mãn ý, cho rằng đây là một biểu tượng thực sự hoàn hảo. Hitler từng nói: “Màu đỏ tượng trưng cho ý nghĩa xã hội của cuộc vận động của chúng ta, màu trắng tượng trưng cho tư tưởng dân tộc chủ nghĩa còn chữ Vạn ở trong là trượng trưng cho sứ mệnh tranh đấu của những người Aryan”. Sau này, để chữ Vạn trên lá cờ trở thành một biểu tượng “thiêng liêng”, Hitler còn thiết kế các phù hiệu đeo tay và các lá cờ kỷ niệm.
Vì sao Hitler lại lựa chọn chữ Vạn để làm biểu tượng trên lá cờ của mình? Từ trước tới nay đã có rất nhiều cách giải thích khác nhau. Một số học giả cho rằng, sở dĩ Hitler chọn ký hiệu chữ Vạn làm biểu tượng cho Đảng Quốc xã là bởi y căn cứ vào tên của đảng này. Đảng Quốc xã có tên đầy đủ là Đảng Quốc gia Xã hội.
Theo tiếng Đức, chữ cái đầu của chữ "quốc gia" và "xã hội" đều là "S", hai chữ "S" ghép lại đan xen vào nhau thì thành hình dạng giống như chữ Vạn. Khác với chữ Vạn trong Phật giáo có màu vàng, chữ Vạn của Đảng Quốc xã có màu đen. Một cách kiến giải khác do học giả người Mỹ Robert Penn Waren đưa ra, cho rằng Hitler từ nhỏ đã cuồng nhiệt sùng bái và theo đuổi quyền lực. Khi Hitler còn nhỏ, nhà ở gần một tu viện cổ.
Trong tu viện này, ở những, vị trí như con đường nhỏ qua viện, giếng nước lát đá, nơi ngồi của tu sĩ cho đến trên ống tay áo của Viện trưởng đều có ký hiệu hình chữ Vạn. Hitler rất sùng bái quyền lực của Viện trưởng, y xem chữ Vạn là tượng trưng cho quyền lực của vị này, hy vọng đến một ngày nào đó sẽ được trở thành người có quyền lực tối cao như vậy. Chính vì vậy, về sau, khi lựa chọn biểu tượng trong lá cờ của Đảng Quốc xã, Hitler đã chọn hình chữ Vạn vốn luôn ám ảnh trong đầu y từ nhỏ.
Còn một cách lý giải nữa cho rằng Hitler chịu ảnh hưởng của một tổ chức bài trừ Do Thái có tên là "Đoàn hiệp sĩ Thánh đường mới”. Tổ chức này cho rằng người Aryan là dân tộc ưu tú nhất nên cần phải giữ gìn huyết thống thuần khiết của họ thì thế giới này mới có tương lai. Quan điểm này rất phù hợp với Hitler. Người khởi xướng của tổ chức này là một nhà truyền đạo kiêm chiêm tinh. Ông này từng xem bói cho Hitler và tiên đoán rằng Hitler sẽ trở thành một nhân vật làm chấn động thế giới. Chính những lời tiên đoán này đã giúp Hitler tìm mọi cách để trèo cao và đạt được quyền lực. Biểu tượng của tổ chức nói trên chính là chữ Vạn.
Vì vậy, sau này, khi thiết kế cờ đảng Nazi, Hitler đã chọn biểu tượng chữ Vạn giống như tổ chức nêu trên, đồng thời cuồng nhiệt theo đuổi "chủng tộc thuần khiết", không ngừng dấy lên cao trào bài trừ Do Thái.
Chính nhờ biểu tượng thần bí này mà vô số tín đồ Đảng Quốc xã ngày càng thêm phát điên, phát cuồng, không từ bất cứ hành động tội ác nào. Chỉ một chữ Vạn bình thường làm sao lại có một sức mạnh khủng khiếp đến như vậy? Điều này, có lẽ phải bắt đầu từ biểu tượng chữ Thập. Hình chữ Thập là một (十) là một hình có kết cấu đặc biệt, là mô thức cấu thành của thiên thể. Vì vậy, trong Thiên Chúa giáo, người ta lấy chữ Thập để đại diện cho Chúa trời.
Nếu để ý sẽ thấy rằng, chỉ cần uốn cong các đầu của chữ thập theo cùng một hướng, ta sẽ có chữ Vạn. Vì vậy, về bản chất, chữ Vạn không khác gì với chữ Thập, cùng là hình thái vận động của thiên thể. Trên mặt đất, chữ Vạn, cũng như chữ Thập có thể hấp thụ nguồn năng lượng của các thiên thể.
Thiên Chúa giáo lẫn Phật giáo đều dựa vào hình chữ Thập để tạo nên mối liên thông giữa hiện thực và các thế lực thần bí trên “trời”, từ đó hình thành uy tín, sự tôn nghiêm và thu hút được các tín đồ.
Điều không may chính là, kết cấu đặc biệt của chữ Thập cũng bị Hitler phát hiện và sử dụng, biến nguồn năng lượng tốt lành trở thành một nguồn năng lượng quái ác.
Tuy nhiên, không quản là tốt hay xấu, chỉ cần phát huy được nguồn năng lượng này thì không có gì có thể sánh bằng. Đây chính là điều khiến Hitler trở nên đáng sợ, trở thành một ông trùm của phe phát xít. Chính điều đó đã giúp Hitler tự tin rằng, quân đội Đức có thể đánh chiếm
Những con số kỳ lạ
Như vậy, cả Napoleon lẫn Hitler, hai người dẫn đầu hai đoàn quân mạnh nhất vào thời điểm của mình, đều tấn công nước Nga với mục tiêu cuối cùng là hạ gục và chiếm được thành
Người ta đã tìm thấy rất nhiều sự trùng hợp kỳ lạ trong từ cuộc đời cho tới hai cuộc tấn công
Năm 1809, Napoleon chiếm
Năm 1938, dưới sự giúp đỡ của những phần tử phát xít thân Đức ở Áo, không tốn một binh, một tốt, Hitler đã chiếm trọn nước Áo, thực hiện bước đầu tiên trong kế hoạch mở rộng xâm lược châu Âu. Khoảng cách thời gian mà Napoleon và Hitler đánh chiếm
Tới năm 1812, Napoleon dẫn theo một đội quân 500 nghìn người tấn công
Napoleon thất bại năm 1816, Hitler thất bại năm 1945, khoảng cách thời gian vẫn là 129 năm. Hai người khi lên cầm quyền đều vào năm 44 tuổi, tấn công nước Nga đều vào năm 52 tuổi và thất bại đều vào năm 56 tuổi. Cả Napoleon và Hitler còn có một đặc điểm chung nữa là trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào trọng đại, dù là tình hình chiến sự có gấp rút tới mức nào thì cả hai đều rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê trong vòng 10 phút.
Ngoài ra, cả Napoleon và Hitler đều được cho là những chiến lược gia trời phú, song đều không có cách nào để chinh phục
Bí ẩn phong thủy
Xét về phong thủy,
Có nhà phong thủy đã so sánh rằng, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hơn hẳn Moscow về những dãy núi bao bọc xung quanh, tuy nhiên, Bắc Kinh không thể bì lại với Moscow về hệ thống sông ngòi quanh thành phố này. Nói cách khác, nếu như Bắc Kinh có “sơn long” bảo vệ thì có thể nói Moscow có “thủy long” trấn giữ. Một điều đáng lưu tâm nữa trong địa thế phong thủy của Moscow chính là mặc dù “sơn long” chưa phát triển thành hình, song nhờ vậy mà nó tạo thành thế cục âm dương tương trợ với phần “thủy long” rất cường thịnh của mình.
Trên thực tế, năng lượng phân bố trên mặt đất có một đặc trưng, đó là có sự thống nhất trong hướng chảy cũng như hướng của các dãy núi. Loại năng lượng này, theo các nhà phong thủy gọi là “long khí”. “Sơn long”, “thủy long” đều là những biểu hiện khác nhau của “long khí” này. Tuy nhiên, hoàn toàn không thể nói rằng, “sơn long” thì tốt hơn “thủy long” hay ngược lại. Điều quan trọng là thành phố đó có tận dụng được phần “long khí” đó hay không mà thôi.
Lần giở lại những trang lịch sử, có thể thấy rằng, thành phố này có một mối liên hệ mật thiết với nước. Rất nhiều trận hỏa hoạn lớn đã xảy ra, song chưa lần nào hủy diệt được
Ai cũng biết, trong ngũ hành tương sinh tương khắc, thủy luôn khắc hỏa,
CÒN TIẾP .... CẬP NHẬT LIÊN TỤC
ĐĂNG KÝ SỐ ĐIỆN THOẠI
để được tư vấn
Thầy Hải lấy tình cảm học sinh làm niềm vui. Lấy sự nghiệp học sinh làm mục tiêu phấn đấu của chính mình.
Copyright © 2006 by ME màn hình led