Cảm ơn các em và quý vị đã truy cập trang Website này. Môn Toán : Thầy dạy từ lớp 2 đến lớp 12. Khoa học tự nhiên từ lớp 6 đến lớp 12, bất kì em học sinh nào cũng có thể đăng kí tham gia. Thầy nhận học sinh dạy kèm môn Toán: Thi Quốc gia và thi vào lớp 10.
th_-_001
th_-_003
th_-_004
th_-_005
th_-_006
th_-_007
th_-_008
th_-_009
th_-_010
th_-_011
th_-_012
th_-_014
th_-_015
th_-_016
th_-_017
th_-_018
th_-_019
th_-_020
th_-_022
th_-_023
th_-_024
th_-_025
th_-_026
th_-_027
z4574655627938_dce647dde9c6a951a6370faac0ddeaf9
th_-_029
th_-_030
th_-_031
z4573687849988_99edecabe37c0d98ecd0ca9de3cfd287
z3606801817143_71dd9e3d87fe67c9cfe9b6b0fc4119ba
z3607808765751_dc1481befce642477969079391088286
th_-_034
th_-_035
th_-_036
th_-_037
th_-_038
th_-_039
th_-_040
z3627798529744_501846deecec7a6407437595d0ee3ed7
z3573295625729_794c1caca0706a30754d395cf568cd99
lth-3-1
pllth-1
z3594553239956_645b658180aa9d0a60b8ec589b220d98
z3573393242708_c455b0502fd476191fa76dec92d158f2
z3607808716443_6e5265dfe786dce780edc10edf9b267a
Theo dõi chúng tôi
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đang truy cập: 42
Trong ngày: 117
Trong tuần: 305
Lượt truy cập: 135590

NHỮNG BÀI THƠ HAY

Nghe em vào Đại học
Giang Nam , 1961
Nghe em vào Đại học
Nửa tin nửa ngờ tên lại trùng tên
Hôm nay nhận được tin em
Nét chữ nghiêng nghiêng cười trên giấy trắng
Anh ngồi đây thấy trời hửng nắng
Trên Hồ Gươm và trên mái đầu em
  Ngọn gió quê hương sông rạch dịu hiền.
Miền Nam em ơi, còn nhớ
Kháng chiến năm nào gian khổ
Đồn giặc bủa vây thôn xóm điêu tàn
Trường giặc đốt rồi, còn lại ánh trăng
Giữa hai trận càn, anh dạy em học chữ.
Mẩu than đen vẽ lên tường gạch đỏ
Những lá cờ cao bên những vòng tròn
Đầu nghiêng nghiêng theo nét chữ run run.
Có những buổi học em học bài không thuộc
Anh không mắng nhưng em buồn, em khóc
Thương em, anh cố dỗ dành:
"Ráng học sau này cho được bằng anh
Để chép bài ca, đọc thông tin tức..."
Ôi mơ ước tầm thường đơn giản nhất
Sao ngày xưa vẫn quá lớn, em ơi!
"Bài ca" hôm nay em chép được rồi
Không phải bài "Đoàn quân đi..." thuở trước
Anh chưa bước chân vào trường Đại học
Chưa lên giảng đường, chưa mặc áo sinh viên
Chưa biết vì sao ngày, tối tiếp liền
Chưa biết quê ta nơi nào nhiều quặng...
Giặc dành cho ta nhà tù, bom đạn
Bảy năm rồi trong máu lửa đấu tranh
Thầy giáo dạy em năm trước học vần
Vẫn chưa vượt quá chương trình cấp một!
Vẫn chật vật với những bài số học
Thư viết cho em phải xóa, sửa mấy lần
Anh không buồn vì anh biết em anh
Đang ngồi thay anh dưới mái trường Đại học.
Mai ngày nước nhà thống nhất
Em lại về dạy chữ cho anh
Không phải bằng than vẽ, gạch thềm đình
Không phải phập phồng giữa vòng đai giặc.
Em sẽ bảo anh: cố lên, gắng học
Anh sẽ mỉm cười nhớ những đêm trăng
Chế độ cho em đôi cánh chim bằng
Và vinh dự được làm người đi trước!
Anh sẽ để riêng một đêm thức suốt
Kể em nghe chuyện chiến đấu miền Nam
Câu chuyện mở đầu: "Thuở ấy, ở quê hương
Anh chỉ học có một trường: Cách mạng".

QUÊ HƯƠNG

GIANG NAM
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
"Ai bảo chăn trâu là khổ?"
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được..
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích..
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ, tôi đi
Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương quá đi thôi)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi..
Hòa bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bày tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi!
Đau xé lòng tôi, chết nửa con người..

NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC
Chế Lan Viên
 

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi 

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! 

Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, 

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ? 

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! 

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, 

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp

Giấc mơ con đè nát cuộc đời con! 

Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp! 

Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn. 

Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày

Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi

Lòng ta thành con rối

Cho cuộc đời giật dây!

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê 

Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ 

Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ 

Tìm đường đi cho dân tộc theo đi. 

Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước 

Không phải hình một bài thơ đã tạc nên người

Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc,

Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi...

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất

Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai

Thế đi đứng của toàn dân tộc

Một cách vinh hoa cho hai mươi lăm triệu con người.

Có nhớ chăng, hỡi gió rét thành Ba Lê?

Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá

Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ

Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể 

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi,

Những đất tự do, những trời nô lệ, 

Những con đường cách mạng đang tìm đi. 

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước 

Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà 

Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc

Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?

Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?

Bao giờ dải Trường Sơn bừng tỉnh giấc ngủ

Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?

Nụ cười sẽ ra sao?... 

Ơi, độc lập! 

Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc

Khi tự do về chói ở trên đầu.

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông 

Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt

Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc

Sao vàng bay theo liềm búa công nông.

Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc

Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin.

Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp

Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc:

"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi! 

Hình của Đảng lồng trong hình của Nước. 

Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười, 

Bác thấy: 

Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt 

Ruộng theo trâu về lại với người cày 

Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc...

Không còn người bỏ xác bên đường ray. 

Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát

Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân

Những kẻ quê mùa đã thành trí thức

Tăm tối cần lao nay hóa những anh hùng.

Nước Việt Nam nghìn năm Đinh, Lý, Trần, Lê

Thành nước Việt nhân dân trong mát suối

Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói 

Những đời thường cũng có bóng hoa che. 

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc 

Tuyết Matxcơva sáng ấy lạh trăm lần 

Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt

Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân.

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt

Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi 

Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất 

Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.

DỪA ƠI

LÊ ANH XUÂN
Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ 
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ 
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió 
Tôi hỏi nội tôi: "Dừa có tự bao giờ?" 
Nội nói: "Lúc nội còn con gái 
Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân 
Đất này xưa đầm lầy chua mặn 
Đời đói nghèo cay đắng quanh năm" 
Hôm nay tôi trở về quê cũ 
Hai mươi năm biết mấy nắng mưa 
Nội đã khuất rồi xanh rì đám cỏ 
Trên thân dừa vết đạn xác xơ. 
Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi 
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ 
Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi 
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua. 
Ôi có phải nhà thơ Đồ Chiểu 
Từng ngâm thơ dưới rặng dừa này 
Tôi tưởng thấy nghĩa quân đuổi giặc 
Vừa qua đây còn lầy lội đường dây. 
Tôi đứng dưới hàng dừa cao vút 
Cạnh hàng dừa tơ lá mướt xanh màu 
Những công sự còn thơm mùi đất 
Cạnh những chiến hào chống Pháp năm nao. 
Vẫn như xưa vườn dừa quê nội 
Sao lòng tôi vẫn thấy yêu hơn 
Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy 
Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn. 
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút 
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng 
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất 
Như dân làng bám chặt quê hương. 
Dừa bị thương dừa không cúi xuống 
Vẫn ngẩng lên ca hát giữa trời 
Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng 
Dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài. 
Lá dừa xanh long lanh ánh nắng 
Theo đoàn quân thành lá nguỵ trang 
Nếu rụng xuống dừa ơi không uổng 
Dừa lại cháy lên ánh đuốc soi đường. 
Đất quê hương nát bầm vết đạn 
Đã nuôi dừa năm tháng xanh tươi 
Ôi có phải dừa hút bao cay đắng 
Để trổ ra những trái ngọt cho đời. 
Nghe vườn dừa rì rào tiếng nhạc 
Lòng nao nao tôi nhớ nội xiết bao 
Tuổi thơ xưa uống nước dừa dịu ngọt 
Tôi biêt đâu thuở chua xót ban đầu. 
Tôi ngước nhìn mùa xuân nắng dọi 
Bốn mặt quê hương giải phóng rồi 
Tôi bỗng thấy nội tôi trẻ lại 
Như thời con gái tuổi đôi mươi 
Như hàng dừa trước ngõ nhà tôi.
(1-1966) 
 

DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM

LÊ ANH XUÂN
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất 
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng 
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn 
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. 
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng 
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn 
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm 
Vẫn đứng đoàng hoàng nổ súng tiến công 
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý 
Anh vẫn đứng lặng im như bức tường đồng 
Như đôi dép dưới chân Anh dẫm lên bao xác Mỹ 
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong 
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ 
Anh chẳng để lại gì cho Anh trước lúc lên đường 
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ: 
Anh là chiến sỹ giải phóng quân. 
Tên Anh đã thành tên đất nước 
Ôi anh Giải phóng quân! 
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất 
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
(3-1968)

Hoa Với Rượu

Nguyễn Bính 

Thấy rét u tôi bọc lại mền,
Cô hàng cất rượu ủ thêm men,
Mẹ cha mất sớm còn em nhỏ,
Say cả tư mùa cho khách quen .
Em nhỏ là Nhi, bạn nhỏ tôi,
Suốt ngày hai đứa nhẩn nha chơi .
Chị Nhi bán rượu đôi chiều chợ,
Vẫn nhớ mua quà cho cả đôi .
Hai đứa thường nhân buổi vắng nhà,
Người ta bắt chước chị người ta!
Ra vườn nhặt những hoa cam rụng,
Về bỏ đầy nồi cất nước hoa .
Nước hoa tuy chẳng thơm là mấy,
Hai đứa bôi đầy cả tóc nhau .
Hí hửng bảo nhau: "Thơm đấy chứ,
Nước hoa ngoài tỉnh thấm vào đâu!"
Một tối nhà Nhi có giỗ thầy,
Chị Nhi cho uống rượu cay cay,
Chừng đâu chén nhỏ làm hai đứa
Mặt đỏ lên rồi chếnh choáng say .
Hai đứa ôm nhau đánh giấc dài,
Bất đồ ngủ đến sáng ngày mai .
Chị Nhi cứ chế làm sao ấy,
Hai đứa nhìn nhau ngớ ngẩn cười .
Chị Nhi thường nói với u tôi:
"--Hai đứa, thưa bà, đến đẹp đôi!"
U tôi cười đáp ngay như thật:
--"Tôi có nàng dâu giúp đỡ rồi!"
Thưở ấy non sông thật thái bình,
Trai hiền bạn với gái đồng trinh .
Đời say men rượu thơm hoa rụng,
Tràn những thơ ngây, ngập cảm tình .
Ấy thế mà rồi cách biệt nhau,
Nhà Nhi không biết dọn đi đâu .
Mình tôi trời bắt làm thi sĩ,
Mẹ mất khi chưa kịp bạc đầu .
Bỏ lại vườn cam, bỏ mái tranh,
Tôi đi dan díu với kinh thành .
Hoa thơm mơ mãi vườn tiên giới,
Chuốc mãi men say rượu ái tình .
Rượu ái tình kia thành thuốc độc,
Vườn trần theo bướm phấn hương bay .
Đời tôi sa mạc, ôi sa mạc,
Hoa hết thơm rồi rượu hết say .
Trăm sầu nghìn tủi mình tôi chịu,
Ba bốn năm rồi năm sáu năm .
Khóc vụng mỗi lần tôi nhớ lại,
Men nồng gạo nếp nước hoa cam .
Xa lắm rồi Nhi! Muộn lắm rồi,
Bẽ bàng lắm lắm nữa Nhi ơi!
Từ ngày Nhi bỏ nơi làng cũ,
Mộng ngát duyên lành cũng bỏ tôi .
Chắc ở nơi nào dưới mái tranh,
Chị em Nhi vẫn sốn yên lành .
Chị Nhi cất rượu cho Nhi bán,
Hồn vẫn trong và mộng vẫn trinh .
Ngày xưa con bé Nhi còn đẹp ,
Huống nữa giờ Nhi đã đến thì .
Tháng tháng mươi mười lăm buổi chợ,
Cho người thiên hạ phải say Nhi .
Xóm chị em Nhi ở mấy nhà ?
Bến đò dông vắng ? Chợ gần xa ?
Nhà Nhi thuê có vườn không nhỉ ?
Vườn có trồng cam có nở hoa ?
Mơ tưởng vu vơ lòng dối lòng,
Thực ra có phải thế này không .
Chị Nhi đã lấy chồng năm trước,
Nhi đến năm sau lại lấy chồng ?
Ước gì trên bước đường lưu lạc,
Một buổi chiều nào lộng gió mưa,
Gõ cửa nhà ai xin ngủ trọ ,
Giật mình tôi thấy tiếng Nhi thưa .
Ngồi bên lò rượu đêm hôm đó,
Nhi rót đưa tôi nước rượu đầu .
Nhắc lại ngày xưa mà thẹn lại ,
Ngậm ngùi hai đứa uống chung nhau .
Tôi kể: "U tôi đã mất rồi,
Cửa nhà còn có một mình tôi ..."
Nhi rằng: "Ngày trước u thường nói
Hai đứa mình trông đến đẹp đôi ..."
"Chị em mới lấy chồng năm trước,
Chồng chị trồng cam ở mé sông .
Em ở mình đây nhà trống trải,
Trăng vàng đầy ngõ gió mênh mông ..."
Như truyện Tương Như và Trác Thị
Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng **
Vườn xuân trắng xóa hoa cam rụng .
Ta với em Nhi kết vợ chồng .
Rượu cất kỳ ngon men ủ khéo,
Say người thiên hạ lại say nhau .
Chiều chiều hai đứa sang thăm chị ,
Chồng hái hoa cho vợ giắt đầu .
Chao ôi! Là mộng hay là thực ?
Là thực hay là mộng bấy lâu ?
Hai đứa sống bằng hoa với rượu,
Sống vào trời đất, sống cho nhau .
Nhưng mộng mà thôi, mộng mất thôi,
Hoa thừa rượu ế, ấy tình tôi .
Xa rồi vườn cũ hoa cam rụng ,
Gặp lại nhau chi muộn lắm rồi .
Huế 1941 

Cô Hàng Xóm

Nguyễn Bính

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn
Hai người sống giữa cô đơn,
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.
Giá đừng có dậu mùng tơi,
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng...
Có con bướm trắng thường sang bên này.
Bướm ơi ! Bướm hãy vào đây !
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi...
Tại sao không thấy nàng cười,
Khi hong tơ ướt ra ngoài mái hiên.
Mắt nàng đăm đắm trông lên...
Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi !
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi,
Tôi buồn tự hỏi: "Hay tôi yêu nàng ?"
-- Không, từ ân ái lỡ làng,
Tình tôi than lạnh tro tàn làm sao ?
Tơ hong nàng chả cất vào,
Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang.
Mấy hôm nay chẳng thấy nàng,
Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong.
Cái gì như thể nhớ mong ?
Nhớ nàng ? Không ! Quyết là không nhớ nàng !
Vâng, từ ân ái lỡ làng,
Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa.
Tầm tầm trời cứ đổ mưa,
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm.
Cô đơn buồn lại thêm buồn,
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi ?
Hôm nay mưa đã tạnh rồi !
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang.
Bên hiên vẩn vắng bóng nàng,
Rưng rưng... tôi gục xuống bàn rưng rưng...
Nhớ con bướm trắng lạ lùng !
Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng.
Hỡi ơi ! Bướm trắng tơ vàng !
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi !
Ðêm qua nàng đã chết rồi,
Nghẹn ngào tôi khóc... Quả tôi yêu nàng.
Hồn trinh còn ở trần gian ?
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này

                                              Là thi sĩ

                                                   Sóng Hồng

Nếu "thi sĩ nghĩa là ru với gió,
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây",
Ðể tâm hồn treo ngược ở cành cây
Hay lả lướt đìu hiu cùng ngọn liễu;
Nếu thi sĩ nghĩa là nhăn với mếu,
Nghĩa là van Thượng đế rủ lòng thương,
Hồn bơ vơ lạc lõng ở mười phương,
Khóc rả rích như ve sầu tháng hạ;
Nếu thi sĩ vùi đầu mài miết tả
Cặp "tuyết lê" hồi hộp trước tình yêu,
Cho cuộc đời là mộng ái cao siêu,
Chìm đắm ở thương hoa và tiếc ngọc;
Nếu thi sĩ nghĩa là đem gấm góc
Phủ lên trên xã hội đã điêu tàn,
Véo von ca cho át tiếng kêu than
Của nhân loại cần lao đang giãy giụa;
Thì bạn hỡi, một nhà thơ như rứa
Là tai ương, chướng họa của nhân quần,
Nhọc tơ lòng mà phí cả ngày xuân
Ðể ca ngợi bất công và tàn ngược;
Uốn gối trước cường quyền và mong được
Lượm hương thừa, phấn thải để qua ngày;
Khiến loài người đắm đuối và mê say,
Sống thoi thóp dưới gông xiềng nô lệ.
Không, không được! Hỡi các nhà văn nghệ,
Các nhà thơ yêu dấu của đồng bào,
Các nhà thơ trong sạch và thanh tao,
Hoa thơm ngát trong vườn xuân đất Việt!
Là thi sĩ phải là hồn cao khiết,
Chí kiên cường và sứ mệnh cao siêu;
Ca tự do, tiến bộ với tình yêu
- Yêu nhân loại, hòa bình và công lý -
Cao giọng hát những bài ca chính khí
Của anh hùng đã vì nước quên mình,
Sống quang vinh mà chết cũng quang vinh,
Của Bãi Sậy, Thái-nguyên và Yên-bái...
Là thi sĩ nghĩa là theo gió mới
Tìm ý thơ trên ngọn sóng Bạch - đằng,
Ðể tâm hồn dào dạt với Chi-lăng,
Làm bất tử trận Ðống - đa oanh liệt,
Dốc cho hết cả một bầu nhiệt huyết,
Tưới tâm can đồng loại lúc tàn đông;
Thả trái tim hòa nhịp với Ðô-lương,
Với Lục-tỉnh, Bắc-sơn và Ðình-cả.
Là thi sĩ nghĩa là cao khúc họa
Cuộc đấu tranh vĩ đại của hoàn cầu
Chống hung tàn xâm lược khắp năm châu,
Trên trái đất dựng cao cờ dân chủ.
Dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ,
Mỗi vần thơ: bom đạn phá cường quyền,
Và lúc cần, quẳng bút lấy long tuyền.
Hỡi thi sĩ! Hãy vươn mình đứng dậy!
Thời rượu nồng, đệm gấm đã qua rồi.
Thôi thôi đừng khóc gió với than mây,
Hãy nhịp bước trên con đường tiến bộ.
Dùng thi khúc mà lạnh lùng soi tỏ
Những bệnh căn xã hội đã tràn đầy;
Cùng công nông vun xới cuộc tương lai
Ðã chớm nở từ Liên-xô hùng vĩ.

Tổ Quốc Bao Giờ Đẹp Thế Này Chăng

 Chế Lan Viên

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!

Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

- Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất

Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,

Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn,

Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc.

Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...

Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả

Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn:

Trái cây rơi vào áo người ngắm quả,

Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn,

Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ,

Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn...

Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời,

Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá

Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời

Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ

Văn Chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi!

Có phải cha ông đến sớm chăng và cháu con thì lại muộn?

Dẫu có bay giữa trăng sao cũng tiếc không được sống phút giây bây giờ

Buổi đất nước của Hùng Vương có Đảng,

Mỗi người dân đều được thấy Bác Hồ,

Thịt xương ta, giặc phơi ngoài bãi bắn

Lại tái sinh từ Pắc Bó, Ba Tơ...

Không ai có thể ngủ yên trong đời chật

Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng.

Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt,

Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm,

Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,

Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng...

Ôi! Trường Sơn vĩ đại của ta ơi!

Ta tựa vào ngươi, kéo pháo lên đồi,

Ta tựa vào Đảng ta, lên tiếng hát,

Dưới chân ta, đến đầu hàng Đờ-cát,

Rồng năm móng vua quan thành bụi đất,

Mỗi trang thơ đều dội tiếng ta cười!

Đều lộng hương thơm những cánh đồng hợp tác

Chim cu gần, chim cu gáy xa xa...

Ruộng đoàn tụ nên người thôi chia cắt,

Đêm no ấm, giọng chèo khuya khoan nhặt,

Lúa thêm mùa khi lúa chín về ta.

Rồi với đôi tay trắng từ Đinh, Lý, Trần, Lê...

Đảng làm nên công nghiệp.

Điện trời ta là sóng nước sông Hồng

An Dương Vương hãy dậy cùng ta xây sắt thép,

Loa thành này có đẹp mắt Người chăng?

Ong bay nhà khu Tỉnh ủy Hưng Yên

Mật đồng bằng mùa nhãn ngọt môi em

Cây xanh ngắt đất bạc mầu Vĩnh Phúc...

Ôi! Cái thuở lòng ta yêu Tổ quốc

Hạnh phúc nào không hạnh phúc đầu tiên?

Ôi, cái buổi sinh thành và tái tạo

Khi thiếu súng và khi thì thiếu gạo

Những phù sa đẻ ra những Cà Mau thịnh vượng mai sau.

Dẫu là Chúa cũng sinh từ ruột máu,

Ta đẻ ra đời, sao khỏi những cơn đau?

Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn!

Ôi! Thương thay những thế kỷ vắng anh hùng,

Những đất nước thiếu người cầm thanh gươm nghìn cân ra trận,

Nhà thơ sinh đồng thời với mưa phùn và những buổi hoàng hôn,

Cả xứ sở trắng một màu mây trắng,

Ai biết mây trên trời buồn hơn hay thơ mặt đất buồn hơn?

Chọn thời mà sống chăng? Anh sẽ chọn năm nào đấy nhỉ?

- Cho tôi sinh ra buổi Đảng dựng xây đời,

Mắt được thấy dòng sông ra gặp bể,

Ta với mẻ thép gang đầu là lứa trẻ sinh đôi,

Nguyễn Văn Trỗi ra đi còn dạy chúng ta cười...

Cho tôi sinh giữa những ngày diệt Mỹ,

Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy

Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi.

Đất Quê Ta Mênh Mông

 Dương Hương Ly

Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh

Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc

Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác

Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh.

Đất nước mình hai mươi năm chiến tranh

Tiếng cuốc năm canh nặng tình đất nước

Hầm mẹ giăng như lũy như thành

Che chở mỗi bước chân con bước.

Đất quê ta mênh mông

Quân thù không xăm hết được

Lòng mẹ rộng vô cùng

Đủ giấu cả sư đoàn dưới đất

Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất

Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.

Trên nắp hầm

Bầy giặc Mỹ xúm vào đánh mẹ

Nửa lời không hé

Mẹ lặng thinh trước những đòn thù.

Trên mình mẹ mang nhiều thương tật

Tóc mẹ bạc rồi lại bạc thêm

Nhưng đêm đêm

Từng nhát cuốc vẫn xoáy vào ruột đất.

Có những đoàn quân từ lòng đất xông lên

Quân thù bạt vía

Xung quanh chúng đâu cũng là trận địa.

Đất quê ta mênh mông

Lòng mẹ rộng vô cùng.

 

In bài viết

ĐĂNG KÝ SỐ ĐIỆN THOẠI

để được tư vấn

 

Thầy Hải lấy tình cảm học sinh làm niềm vui. Lấy sự nghiệp học sinh làm mục tiêu phấn đấu của chính mình. 

Thông tin liên hệ
Bản đồ Google Map
Đối tác chiến lược
bang.990

Copyright © 2006 by ME màn hình led